TiVi Online

Tuesday, December 22, 2015

ÔN TẬP
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

Câu 1: Các nguồn gây và tác nhân gây ô  nhiễm không khí?
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, sự có mặt của chất lạ hoặc sự biến đổi quan trọng trong TP khí quyển gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ con người và các sinh vật các hệ sinh thái, gây mùi khó chịu, làm giảm tầm nhìn
*) Các nguồn gây ô nhiễm
·        Nguồn gốc tự nhiên:
- Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, metan và những khí khác
- Cháy rừng thường lan truyền rộng phát thải ra nhiều khí và bụi
- Bão lũ gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi lên thành bụi
- Các qua trình phân huỷ, thối rữa xác động thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối,… các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.
·        Nguồn gốc nhân tạo:
- Từ công nghiệp: đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm  là quá trình đốt các nguyên liệu hoá thạch, than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, SO2, NOx, các hợp chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hoá chất bay hơi, bụi
- Giao thông vận tải: đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO2, NOx, SO2, Pb, CH­4, các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển
- Sinh hoạt: là nguồn gây ô nhiễm tương đối nhỏ chủ yếu là các nguồn hoạt động đun nấu sử dụng nhiên liệu nhưng gây ô nhiễm cục bộ trong 1 hộ gia đình và vài hộ xung quanh. Tác nhân gây ô nhiễm: CO, bụi
*) Tác nhân gây ô nhiễm không khí
- Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brom, iôt).
- Các hợp chất flo.
- Các chất tổng hợp (ête, benzen).
- Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.
- Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi...
- Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOx, anđehyt, etylen...
- Chất thải phóng xạ.
- Nhiệt độ.
- Tiếng ồn
Câu 2: Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới khí hậu?
*) Mưa axit
-Ô nhiễm không khí làm tăng hàm lượng khí thải SO2 và NOx các chất này từ các nguồn khác nhau được thải vào bầu khí quyển. Trong khí quyển những chất này trải qua nhiều phản ứng hoa học khác nhau,kết hợp với nước tạo thành các hạt acid sulfuric(H2SO4), axit nitơric (HNO3).
- Mưa axit có tác động xấu tới môi trường,phá hủy hệ sinh thái,thực vật,đất,ao,hồ,sông,suối và đặc biệt là các công trình kiến trúc nó ăn mòn kim loại,đá,gạch của các tòa nhà,cầu,tượng đài,nhà máy...
*) Gia tăng hiệu ứng nhà kính
- Nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kinh đó là sự tặng mạnh nồng độ các chất khí nhà kính như CO­­­­­­­­­2, ­­CFC, CH­­­4, hơi nước… ảnh hưởng chính của hiện tượng này là làm trái đất nóng nên và kéo rất nhiều tác hại đến môi trường như biến đổi khí hậu, nước biển dâng, hạn hán, cháy rừng...
*) Thủng tầng ozon
- Nguyên nhân chính là do khí cfc(Freon) trong công nghiệp sản xuất tủ lạnh, máy lạnh, một số thủ phạm khác là khí thải công ngiệp bao gồm NOx,CO2...các khí này phá hủy và làm giảm lượng ozon trong tầng bình lưu.
- Thủng tầng ozon, một lượng lớn tia tử ngoại(UV-B) sẽ chiếu thẳng xuống Trái Đất, gây ra một số bệnh nghiêm trọng cho con người và động vật, làm giảm chất lượng không khí, mất cân bằng hệ sinh thái biển và đất liền,giảm tuổi thọ của các vật liệu. Sự phá hủy tầng ozon còn gây ra sự biến đổi về mặt khí hậu bởi lẽ tình trạng gia tăng tia tử ngoại cũng góp phần vào việc tăng cường hiệu ứng nhà kính.
*) Gây khói bụi và sương mù
- Là hiện tường bầu không khí bị ô nhiễm do các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác, cháy rừng, núi nửa… khác với sương mù do thời tiết, sương mù do ô nhiễm không khí đa phần tập trung ở các đô thị lớn, nơi đông dân cư và các khu công nghiệp, hiện tượng khí quyển bị vẩn đục nhẹ do sự tồn tại của các hạt bụi, khói gây nên.

- Khói bụi gây ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái, là nguồn gốc gây nên sương mù, cản trở phản xạ tia mặt trời, tích tụ chất độc hại( kim loại nặng, hydrocacbon thơm..), làm hại mắt và cơ quan hô hấp…

.......................Xem thêm...............
                                TẢI BẢN ĐẦY ĐỦ : O-nhiem-moi-truong-full

Hay thì Share link nhé và nhấn G+1 ở dưới nhé

Cảm ơn đã ghé qua Blog của mình!

.............

No comments:

Post a Comment